Ngày đăng: 09-01-2020
Nếu sắt thép lên ngôi ở thế kỷ 19 và thế kỷ 20 là thời kỳ của bê tông cốt thép thì thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của gỗ. Những đột phá trong việc ứng dụng CLT (Cross Laminated Timber) đã cho phép con người tạo dựng những tòa nhà cao tầng hoàn toàn làm bằng gỗ, thân thiện với môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính…
Ưu thế lớn nhất của xu hướng này là các bề mặt gỗ CLT được chế tạo tương ứng với thiết kế công trình. Nhờ vậy, làm tăng tốc độ xây dựng, giảm chất thải và các yếu tố gây khó chịu thường thấy trong công trường. Nếu so với bê tông cốt thép, các cấu kiện gỗ rất dễ sửa chữa và trong trường hợp cần tháo dỡ nhà cửa thì có thể tái sử dụng, chỉ cần chỉnh sửa rất ít.
Nếu như các tòa nhà bê tông cốt thép, công trình chỉ có thể bảo hành trong thời gian 60 năm nhưng các tòa nhà CLT cho phép bảo hành đến 80 năm. Thực tế chứng minh, sau những thảm họa sóng thần, động đất… các công trình CLT ít hư hại hơn, khả năng sửa chữa phục hồi cao hơn hẳn giải pháp hiện nay. Minh chứng lớn nhất là vào năm 2017, bão Typhoo Tembin đổ vào Philippines với sức gió mạnh lên đến cấp 15, 16 đã gây ra lở đất và lũ lụt nghiêm trọng, khiến trên 200 người chết, khoảng 70.000 người đã bị di dời hoặc bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Rất nhiều công trình bị hủy hoại trong đợt thiên tai này nhưng những tòa nhà gỗ CLT thì vẫn được kếu cấu ban đầu.